Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Kiểu phòng khách được ưa chuộng



Dù đã bước sang thế kỷ 21, nhiều người vẫn thích trang trí nhà cửa theo phong cách cổ điển những năm đầu thế kỷ 20, thậm chí còn xưa hơn nữa. Cách bài trí nội thất có thể không phụ thuộc vào thời gian và không gian sống mà dựa theo sở thích và gu thẩm mỹ của mỗi người. Tham khảo 10 kiểu thiết kế phòng khách phổ biến trên thế giới

Phòng khách
Căn phòng mang phong cách phương đông với không gian ấm cúng. Bạn có thể thấy những đặc trưng của nội thất Trung Quốc như đồ gốm sứ màu xanh và trắng, mành mành cói, điêu khắc đồng thau...
Phòng khách
Phong cách Địa Trung Hải, ưa chuộng không gian thông thoáng, cổ điển và sang trọng.
Phòng khách
Phòng khách kiểu thôn dã châu Âu với lò sưởi đặt ở trung tâm và kệ trưng bày đồ bên trên.
Phòng khách
Phong cách đồng quê trong cách sử dụng đồ gỗ mộc mạc tông màu trầm và nội thất hoa lá.
Phòng khách
Phòng khách với đồ nội thất giữa thế kỷ 20 vẫn được ưa chuộng trong thời hiện đại.
Phòng khách
Phòng khách hiện đại trong những căn hộ ở thành thị. Không gian tiếp khách, giải trí và nấu nướng kết hợp hài hòa trong cùng một căn phòng mở. Đồ đạc được thiết kế đa-zi-năng, chẳng hạn như những chiếc ghế sofa linh động trong phòng khách này.
Phòng khách
Phòng khách đương đại với điểm nhấn là nội thất tiện nghi, giản dị mà sang trọng. Ngoài ra còn có sự kết hợp màu sắc táo bạo, chẳng hạn như màu trắng và cam trong căn phòng này.
Phòng khách
Phòng khách sang trọng cổ điển với nội thất cầu kỳ, diêm dúa.
Phòng khách
Phòng khách truyền thống luôn khiến bạn cảm thấy bình yên khi trở về nhà. Đồ đạc giản dị theo kiểu cổ được bài trí ngăn nắp, thông thoáng.
Phòng khách
Phòng khách kết hợp cổ điển và hiện đại. Đồ nội thất có kiểu dáng truyền thống nhưng màu sắc táo bạo, trẻ trung.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

BIỆT THỰ THỦ ĐỨC




 

By Kts Nguyễn Văn Am

Những công trình kiến trúc đẹp mãi với thời gian



Dưới ống kính của nhà nhiếp ảnh, những công trình kiến trúc trở lên ấn tượng và đậm nét nghệ thuật.

Thiết kế sân vườn theo Phong thủy



Ngôi nhà làm xong, thảnh thơi nhìn lại thấy thật bình yên khi ta biết chọn mình làm chủ thể để sống an nhiên giữa không gian cư ngụ được sắp xếp cho chính mình, để xung quanh cùng an hòa với mình.
Bởi thế mà không có khái niệm về một ngôi nhà sắp xếp phong thủy chung chung. An lành phải có theo cuộc đất cụ thể và những con người cụ thể. Con người ứng xử với môi trường, với xã hội ra sao, hình thế phong thủy sẽ đáp trả như vậy.
An cư mới lạc nghiệp
Chỉ cần nơi cư ngụ yên ổn, thế là đủ, chuyện rộng rãi hoành tráng hay tiện nghi cao cấp nằm ở mức độ đầu tư nhiều hay ít, bao người xây nhà lâu nay vẫn chỉ mong được một tiếng An Cư. Nhưng bàn về chữ An trong nhà ở quả thật vô chừng, chỉ biết chắc rằng cha ông ta trước nay không hề đi tìm kiếm chữ An ở các giá trị vật chất đơn thuần theo kiểu tòa ngang dãy dọc, kín cổng cao tường, mà chủ yếu thể hiện qua các ứng xử với thiên nhiên và con người.
An cư để an hưởng, thiên về Tĩnh. Vì thế, ngôi nhà xưa chỉ được tính là chốn an cư khi nằm trong mối quan hệ tổng thể, thiên nhiên được sử dụng quay vòng và khép kín. Ta ở đâu thì tiểu vũ trụ ở đó, hai bên Long - Hổ, hai mặt Tiền - Hậu đều lấy tâm điểm - Trung Cung là ta, hỗ trợ cho ta trong cái hình thế chung của cả xóm cả làng, thật tĩnh tại mà cũng thật linh động.
An khang cho mình - cho người
Lời chúc an khang thịnh vượng đầu năm mới cũng là mong cho người yên vui khỏe mạnh, nhà an toàn và phát triển. Nếp nhà xưa chỉ với mấy “hàng giậu mùng tơi xanh rờn” đủ để giảm những bước chân trực diện, nhưng vẫn đủ thấp để ánh mắt láng giềng quyến luyến nhau. Khung cảnh hữu tình, đường nét sắp xếp uốn lượn theo kiểu “đường vô xứ Nghệ" mới chính là cái lý phong thủy của tiền nhân. Bởi thế mà khách nào trước khi vào nhà đều phải qua sân, đến hồ bán nguyệt hay tấm bình phong xây gạch mà có khi đơn giản chỉ là khóm hoa cát tường, bụi cây phát tài, rồi gặp ba bậc thềm nối liền vào hàng hiên. Vùng Dương chói lòa của nắng gió xứ nhiệt đới được làm dịu xuống nhờ khoảng đệm hữu tình ấy, trước khi vào vùng Âm mờ ảo bên trong - một cách xử lý đơn giản mà khéo léo trong nếp nhà xưa.
Thời đô thị hóa, nhà ống phân lô hay chung cư ngất trời, chữ An ở đâu? Vẫn đủ cả, chỉ khác biệt về cung cách thể hiện, mà khởi nguồn không thể bỏ qua quan điểm chung cho mỗi gia chủ và người làm nhà. Thiết kế kiến trúc, nội thất, hay xếp đặt... đều “vẽ” nên phần chưa hiển hiện cho đến lúc gia chủ dọn vào cư ngụ, một chữ An không chỉ cho ngôi nhà mà cho các thành viên trong đó.
Vào cái thời mà tấc đất tấc vàng, từng mét vuông đều được tận dụng tối đa, thì việc có một khu vườn trong nhà luôn là một mơ ước xa xỉ đối với cư dân đô thị. Đối với PTAK, chỉ cần khách hàng có một tình yêu thiên nhiên và mong muốn được sống trong một căn nhà “sinh thái”, thì mọi vấn đề đều được giải quyết một cách dễ dàng. Chúng tôi sẽ mang thiên nhiên vào ngôi nhà của bạn.

Kts Nguyễn Văn Am